Bên cạnh những lợi ích mà xăm môi mang lại thì không ít những vấn đề không mong muốn xảy ra. Một tình trạng khiến nhiều chị em rơi vào tâm trạng hoang mang, lo lắng là xăm môi mãi không lành. Vậy lí do xăm môi mãi không lành là gì? Có thể khắc phục không? Hãy cùng Học viện sắc đẹp QUEEN tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Dấu hiệu xăm môi mãi không lành
Sau quá trình xăm môi, một số người có thể gặp tình trạng sưng, đau rát, đây là một số biểu hiện thông thường khi trải quá quá trình xâm lấn của kim xăm vào da môi. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, có thể đây là dấu hiệu xăm môi mãi không lành. Khi xăm môi mãi không lành, màu sắc có thể không đều, không thể tạo ra đường viền môi đẹp, lên màu chậm, loang lỗ.
Nếu môi xuất hiện kích ứng da như ngứa, đỏ, hoặc xuất hiện phù nề, có thể đây là dấu hiệu xăm môi mãi không lành. Kích ứng da có thể là một phản ứng dị ứng hoặc viêm nhiễm.
Nếu môi trở nên đỏ, sưng, có mủ, hoặc có mùi hôi, có thể đây là dấu hiệu của một nhiễm trùng. Nếu bạn nghi ngờ mình đang bị nhiễm trùng sau khi xăm môi, bạn nên liên hệ bác sĩ ngay lập tức.
Tại sao xăm môi mãi không lành?
Trên hành trình tìm kiếm vẻ đẹp hoàn hảo, nhiều người đã chọn phương pháp xăm môi, hy vọng có được sự hấp dẫn của nụ cười đẹp. Tuy nhiên, có một số lý do làm cho quá trình xăm môi mãi không lành như mong đợi. Dưới đây là một số nguyên nhân xăm môi mãi không lành:
Phản ứng dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với mực xăm hoặc các thành phần được sử dụng trong quá trình xăm môi. Phản ứng này có thể gây sưng, đau, viêm, ngứa, và làm môi mất màu không đồng đều.
Không đảm bảo vệ sinh: Quá trình phun xăm môi có thể gây tổn thương cho da và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoặc vi rút xâm nhập. Nếu không đảm bảo vệ sinh và khử trùng trong quá trình xăm, có nguy cơ nhiễm trùng. Viêm nhiễm có thể gây viêm, sưng, đỏ, mủ, và thậm chí vết sẹo.
Kỹ thuật xăm môi yếu kém: Kỹ thuật xăm môi của kỹ thuật viên yếu, không biết kiểm soát áp lực và độ sâu có thể dẫn đến kết quả xăm môi mãi không lành. Môi không đồng đều, màu sắc không đồng nhất, hoặc màu không lâu phai có thể xảy ra khi không sử dụng kỹ thuật phù hợp.
Chất lượng mực xăm không tốt: Mực xăm kém chất lượng cũng có thể là nguyên nhân xăm môi mãi không lành. Mực xăm không rõ nguồn gốc, khi tiếp xúc da môi không thẩm thấu hết, môi lên màu không đều.
Chăm sóc sau xăm không đúng cách: Việc không tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau xăm môi có thể làm chậm quá trình hồi phục. Không đảm bảo vệ sinh, không sử dụng kem dưỡng môi lành tính, và không kiêng cử ăn uống có thể dẫn đến kết quả xăm môi mãi không lành.
Thông thường, xăm môi bao lâu lành và đẹp tự nhiên
Quá trình lành sau khi xăm môi mất khoảng 1 đến 2 tuần. Trong thời gian này, môi có thể có một số biểu hiện sưng, đỏ, môi khô nứt, và bong vảy. Thời gian đầu nên chú ý chăm sóc theo hướng dẫn của chuyên gia để tránh tình trạng viêm nhiễm xảy ra.
Ngay sau khi xăm môi, màu sắc ban đầu có thể trông khá tươi sáng và còn rõ nét. Màu sắc cuối cùng của xăm môi thường xuất hiện sau 4 đến 6 tuần. Trong suốt thời gian này, màu sắc ban đầu có thể thay đổi và làm mờ đi.
Quá trình này được gọi là quá trình phai màu và là một phần tự nhiên của quá trình hồi phục sau xăm môi. Sau khi lành hoàn toàn, màu sắc của môi sẽ trở nên ổn định hơn và có xu hướng trở lại màu sắc ban đầu, tạo ra đôi môi đẹp tự nhiên. Quá trình để đi đến vẻ đẹp cuối cùng khoảng 1 – 2 tháng, bạn nên kiên nhẫn chờ đợi và chăm sóc.
Làm thế nào để xăm môi nhanh lành, đẹp tự nhiên?
Việc chăm sóc như thế nào để có được đôi môi đẹp và mau lành là đều được quan tâm nhiều nhất. Không những chăm sóc sau xăm môi, việc chuẩn bị trước kiến thức, sức khoẻ cũng góp phần cho quá trình xăm môi diễn ra suôn sẻ, an toàn.
Trước khi thực hiện
Trước khi xăm môi, có một số bước cơ bản mà bạn nên thực hiện để chuẩn bị tốt cho quá trình xăm và đảm bảo quá trình diễn ra an toàn. Dưới đây là những việc bạn nên làm trước khi xăm môi:
- Chọn địa chỉ xăm môi uy tín, chất lượng được Bộ Y tế cấp phép hoạt động. Nơi đây cũng sẽ có các chuyên gia phun xăm có kinh nghiệm với đầy đủ chứng chỉ hành nghề. Điều này giúp bạn an tâm hơn và hạn chế những rủi ro xảy ra làm xăm môi mãi không lành.
- Trước khi xăm môi, hãy thảo luận với chuyên gia về mong muốn của bạn, bao gồm hình dạng, màu sắc và phương pháp xăm môi. Họ sẽ hướng dẫn để bạn hiểu rõ quy trình và đánh giá tình trạng môi của bạn.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc uống hoặc chất kích thích như rượu, thuốc lá, caffein trong khoảng 24 giờ trước đó. Những chất này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và gây viêm nhiễm trong quá trình xăm.
- Nếu bạn có bất kỳ vết thương hoặc vấn đề da, hãy chờ cho đến khi da lành hoặc tham khảo ý kiến với chuyên gia về tình trạng của bạn trước khi tiến hành xăm môi.
- Hãy chăm sóc môi đúng cách bằng cách duy trì độ ẩm, không để môi khô và nứt. Sử dụng kem dưỡng môi lành tính và tránh sử dụng các sản phẩm có chứa chất bảo quản và hương liệu mạnh.
Sau khi thực hiện
Sau khi xăm môi, việc chăm sóc và bảo vệ môi đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo quá trình lành tốt và giữ cho màu sắc xăm môi đẹp tự nhiên. Dưới đây là một số hướng dẫn sau khi xăm môi:
- Trong 24 giờ đầu tiên sau khi xăm môi, hạn chế tiếp xúc với nước và các chất tẩy rửa mạnh. Nếu cần thiết quá trình vệ sinh, sử dụng bông cotton lau nhẹ môi bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn, khéo léo tránh vùng môi khi rửa mặt.
- Chuyên gia xăm môi sẽ đưa cho bạn một loại kem chăm sóc sau xăm. Hãy tuân thủ các hướng dẫn sử dụng kem này, thường là thoa mỏng lên vùng xăm 2-3 lần mỗi ngày để giữ môi ẩm và hỗ trợ quá trình phục hồi.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp, sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài, kết hợp cùng dù, mũ che chắn. Điều này giúp tránh tình trạng nứt nẻ và phai màu xăm.
- Trong quá trình lành, môi có thể bong hoặc tạo thành vảy nhỏ. Không chạm tay dơ vào môi và đừng cố bóc vảy mà hãy để chúng tự rụng đi tự nhiên. Bóc vảy có thể gây tổn thương cho môi và làm mất màu sắc.
- Để tránh tình trạng xăm môi mãi không lành, nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, caffein, và các thực phẩm cay nóng. Chúng có thể làm môi khô và làm chậm trong quá trình hồi phục.
- Thay vào đó, hãy bổ sung đủ nước để hỗ trợ quá trình trao đổi chất, có thể là các loại nước ép giàu vitamin như cà chua, cà rốt, dứa,…. Chúng còn giúp màu môi lên màu đẹp hơn.
Dù tình trạng xăm môi mãi không lành gây ra nhiều lo lắng, nhưng điều bạn cần là giữ bình tĩnh và tìm đến chuyên gia xăm môi để được tư vấn. Hãy kiên nhẫn chăm sóc môi đúng cách, với những thông tin chia sẻ trên, sẽ giúp bạn có kiến thức để xử lý nếu gặp phải tình trạng tiêu cực này.