Phun môi có ăn được bánh bông lan không?

0
43

Một yếu tố quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua là lựa chọn thức ăn phù hợp trong giai đoạn hồi phục sau phun môi. Giữa việc nên và không nên ăn thực phẩm nào thì một câu hỏi xuất hiện “phun môi có ăn được bánh bông lan không? “đang làm tâm điểm chú ý. Để biết phun môi có ăn được bánh bông lan không, hãy đọc bài viết do Học viện sắc đẹp QUEEN chia sẻ dưới đây.

Thông tin về bánh bông lan

Bánh bông lan là một loại bánh phổ biến và được ưa thích trên toàn thế giới. Nó thường được dùng trong các dịp đặc biệt như sinh nhật, kỷ niệm, hay chỉ đơn giản là một loại bánh tráng miệng hay món ăn sáng trong bữa ăn chính hàng ngày. Một món ăn thơm ngon được sử dụng rộng rãi thì liệu trong phun môi có ăn được bánh bông lan không?

Bánh bông lan được làm như thế nào?

Quá trình làm bánh bông lan thường bắt đầu bằng việc kết hợp trứng và đường, sau đó thêm bột mì, bột nở, vani và bơ vào hỗn hợp. Trứng được đánh nhẹ để tạo ra bọt khí, giúp bánh nở phồng khi nướng. Bánh bông lan thường có một cấu trúc mịn, màu vàng nhạt và hương vị ngọt, thơm.

Bánh bông lan có thể được làm thành nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, từ bánh bông lan tròn nhỏ đơn giản cho đến các loại bánh lớn, hinh dạng cầu kỳ hơn. Nó cũng có thể được kết hợp với các loại kem, mứt, trái cây để tạo ra những phiên bản đa dạng về hương vị.

Thành phần dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng của bánh bông lan có thể thay đổi tùy theo kich thước và các thành phần được sử dụng. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng thông thường trong một miếng bánh bông lan (khoảng 100g):

  • Năng lượng: 297 Kcal
  • Lipid: 4.3 gr
  • Cholesterol: 170 mg
  • Natri: 228 mg
  • Kali: 141 mg
  • Cacbohydrat: 58 g
  • Protein: 7 g
  • Vitamin A:  258 IU
  • Canxi:  42 mg
  • Sắt: 1,6 mg
  • Vitamin B6: 0,1 mg
  • Vitamin B12: 0,4 µg
  • Magiê: 9 mg

Thông tin về bánh bông lan

Phun môi có ăn được bánh bông lan không? 

Bánh bông lan, một loại bánh mềm, nhẹ và phồng, là một món ăn ngon được ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng của nó là nhân tố quyết định phun môi có ăn được bánh bông lan không.

Trong bánh bông lan chứa nitrat, một hợp chất hóa học tồn tại tự nhiên trong bột mì. Nitrat thường được sử dụng trong quá trình sản xuất bánh để làm tăng độ phồng. Mặc dù nitrat không gây hại cho sức khỏe khi được hấp thụ ở mức bình thường, tuy nhiên, sau khi phun môi, môi có thể trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng.

Môi sau quá trình phun thường đã trải qua quá trình tổn thương và đang trong giai đoạn phục hồi. Nitrat có thể có thể gây ra các vấn đề như sưng, viêm, làm kéo dài quá trình phục hồi, ảnh hưởng đến quá trình lên màu môi.

Xăm, phun môi kiêng ăn bánh bông lan bao lâu?

Một đáp án đã rõ ràng cho câu hỏi phun môi có ăn được bánh bông lan không, vậy thời gian kiêng ăn nó trong bao lâu? Để đảm bảo kết quả phun xăm môi, bạn nên kiêng ăn bánh bông lan trong khoảng từ 10 – 15 ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thời gian phục hồi có thể khác nhau tuỳ thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc từng người. Một số người có thể lành sớm hơn, trong khi người khác có thể mất thời gian lâu hơn.

Vì vậy, để đảm bảo quá trình phục hồi suôn sẻ và tránh các vấn đề không mong muốn, tốt nhất là kiêng ăn bánh bông lan trong 1 tháng sau khi xăm, phun môi. Điều này sẽ đảm bảo môi có đủ thời gian để phục hồi và  màu mực cũng đã được ổn định.

Phun môi có ăn được bánh bông lan không, kiêng bao lâu

Một số thực phẩm khác nên kiêng sau khi phun xăm môi

Sau quá trình phun xăm môi, việc lựa chọn thực phẩm để ăn có vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi. Dưới đây là một số thực phẩm khác ngoài bánh bông lan nên kiêng ăn để đảm bảo quá trình lành môi suôn sẻ.

Thịt gia cầm

Protein là một thành phần cần thiết cho quá trình phục hồi và tái tạo da. Nó cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để tái tạo tế bào da. Nhưng đối với sự tổn thương sau phun môi, protein trong thịt gia cầm như thịt gà, thịt vịt sẽ gây bất lợi cho quá trình hồi phục, gây tình trạng môi sưng, đau hơn, hoặc gây ra sẹo.

Thịt bò, rau muống

Sau thịt ga cầm thì đây là 2 loại thực phẩm nên kiêng nếu không muốn môi bị sưng, bưng mũ hoặc thậm chí mà sạm màu sắc môi. Những thành phần như folate từ rau muống hay hàm lượng sắt cao trong thịt bò sẽ gây tác động xấu đến quá trình hồi phục.

Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ

Thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt và các loại gia vị có thể gây kích ứng và viêm da môi. Thực phẩm có nhiều dầu mỡ có thể làm mất độ ẩm tự nhiên trên môi. Trong quá trình phục hồi, việc duy trì độ ẩm là rất quan trọng để giữ môi mềm mại, lên màu đẹp.

Món ăn từ đồ nếp

Các món ăn từ đồ nếp như xôi, bánh chưng, bánh ít,… có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Đồ nếp có tính chất khá dẻo và hấp thụ nước, điều này có thể gây khô môi sau khi ăn, môi sẽ trở nên nứt nẻ hơn, vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập hơn, và môi cũng sẽ dễ nhiễm trùng hơn.

Hải sản

Sẹo lồi là một dạng sẹo mà hình thành bề mặt cao hơn bình thường. Nó có thể xảy ra khi có sự phát triển dư thừa của collagen. Và việc ăn hải sản chứa nhiều protein sẽ gây tăng sinh collagen cao, gây ra tình trạng không mong muốn này. Khi bị sẹo lồi không những làm mất tính thẩm mỹ, vã lại còn tốn thời gian và tiền bạc để điều trị.

Rượu bia, chất kích thích, café

Rượu và bia chứa cồn, chất kích thích làm giãn mạch máu, làm quá trình lên màu môi không đồng đều, màu dễ trở nên loang lỗ. Chúng có thể gây mất nước và làm khô môi, làm giảm độ ẩm tự nhiên và làm môi trở nên khô và thâm sạm. Quá trình phục hồi sau phun môi cần sự thư giãn và nghỉ ngơi, do đó, tiêu thụ quá nhiều cafein khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức sống.

Một số thực phẩm khác nên kiêng sau khi phun xăm môi

Làm thế nào để môi nhanh lên màu đẹp?

Ngoài việc kiêng cữ ăn uống, thì chăm sóc từ bên ngoài cũng là yếu tố cần thiết để đảm bảo môi lên được màu đẹp chuẩn nhất. Có một số lưu ý sau bạn có thể áp dụng:

  • Hạn chế tiếp xúc với nước trong 7 – 10 ngày để giữ màu môi không trôi nhanh.
  • Vệ sinh môi bằng cách dùng bông thấm nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng, cẩn thận.
  • Không dùng tay dơ chạm vào môi, vi khuẩn có thể xâm nhập vào làm nhiễm trùng môi.
  • Sử dụng kem dưỡng môi lành tính, bôi hằng ngày để môi luôn ẩm mịn, như vậy màu sắc lên nhanh chóng hơn.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời, nên che chắn khi ra ngoài bằng cách đội nón, mang khẩu trang dày, che dù,…
  • Để môi bong một cách tự nhiên, không kéo, bóc vảy. Điều này làm môi dễ tổn thương, sưng đau.
  • Đảm bảo môi được đủ độ ẩm bên trong bằng cách uống đủ nước hàng ngày. Nước giúp duy trì sự đàn hồi và tươi tắn của môi, cũng như hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương.
  • Bổ sung chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng với các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, chất chống oxy hóa và các axit béo omega-3.
  • Một lối sống lành mạnh với chế độ ăn đúng, đủ giấc ngủ và giảm căng thẳng có thể giúp quá trình phục hồi tốt và cải thiện sức khỏe.

Phun môi có ăn được bánh bông lan không? Tưởng chừng là một câu hỏi vô vị nhưng thật sự khi phân tích được thành phần của nó, đây thật sự là một món ăn nguy hiểm cho những người phun xăm môi. Hãy tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc bên ngoài, cùng với sự kết hợp bổ sung từ bên trong, bạn sẽ sớm có một đôi môi đẹp rạng rỡ, tự nhiên.

Bài trướcPhun môi có ăn cua được không?
Bài tiếp theoPhun môi có ăn được bánh Chocopie không?
Học viện sắc đẹp Queen. Tự hào là trung tâm dạy nghề spa, phun xăm thẩm mỹ uy tín và chất lượng nhất TPHCM. Thường xuyên khai giảng các khóa học mới hàng tuần. Cấp chứng chỉ, bao ra nghề và việc làm khi kết thúc khóa.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây